NHỮNG VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG VỀ HÓA ĐƠN KẾ TOÁN CẦN LƯU Ý

Hoá đơn

.


 

Trang chủ » Dịch vụ » NHỮNG VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG VỀ HÓA ĐƠN KẾ TOÁN CẦN LƯU Ý

NHỮNG VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG VỀ HÓA ĐƠN KẾ TOÁN CẦN LƯU Ý

      Công tác Kế toán là một phần không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp, chính vì vậy người nhân viên kế toán đóng vai trò rất quan trọng, và đòi hỏi phải có trình độ nghiệp vụ nhất định với từng vị trí đảm nhiệm để đảm bảo được tính chính xác, chân thật và cụ thể nhất của công tác Kế toán.

 

                                   

 

Những vấn đề quan trọng về hóa đơn Kế toán cần lưu ý

I. Đối với các Hóa đơn đầu vào

     Quy định về khấu trừ đối với hóa đơn mua vào: Hóa đơn mua vào của doanh nghiệp phải có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên và phải được chuyển tiền qua Ngân hàng để thanh toán mới được khấu trừ Thuế GTGT.

1. Đối với các Hóa đơn mua cùng trong một ngày

     Trường hợp trong cùng một ngày mà doanh nghiệp mua liên tiếp hàng hóa của một đơn vị nhưng chia nhỏ ra làm nhiều hóa đơn GTGT có giá trị dưới 20 triệu đồng để làm cơ sở thanh toán tiền mặt; Thì vẫn bị loại Thuế GTGT.

Do vậy, công tác Kế toán cần phải chú ý khi nhận hóa đơn của đơn vị đó trong cùng một ngày xem số tiền mua bán có vượt quá 20 triệu đồng không.

2. Đối với các Hóa đơn thanh toán làm nhiều lần

     Khi doanh nghiệp tiến hành thanh toán nhiều lần hóa đơn đó thì tất cả các lần đều cần phải chuyển khoản qua Ngân hàng, bao gồm cả lần đặt cọc đầu tiên với khách hàng của doanh nghiệp để làm cơ sở cho việc mua bán.

     Nếu doanh nghiệp đã đặt cọc bằng tiền mặt và khấu trừ luôn vào tiền hàng thì doanh nghiệp cần yêu cầu nhà cung cấp trả lại tiền đặt cọc đó và chuyển trả lại nhà cung cấp qua Ngân hàng.

Nếu không phần tiền mặt đó của doanh nghiệp sẽ không được khấu trừ Thuế GTGT trong hóa đơn mua vào.

3. Đối với việc chuyển tiền qua Ngân hàng

      Đối với việc chuyển tiền qua Ngân hàng để thanh toán cho các hóa đơn có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì phải chuyển từ TKNN của Quý công ty sang TKNN của nhà cung cấp.

Do đó nếu việc chuyển tiền từ một tài khoản không xác định/ chuyển tiền sang một tài khoản không phải của công ty bán hàng trên hóa đơn thì đều không được khấu trừ Thuế GTGT.

4. Đối với thời điểm thanh toán

     Được khấu trừ: Đối với thời điểm kê khai khi chưa đến thời hạn thanh toán theo hợp đồng và người mua hàng chưa trả tiền thì vẫn được kê khai Thuế GTGT khấu trừ bình thường.

     Không được khấu trừ: Đến thời hạn quyết toán, thời hạn thanh toán đã hết mà vẫn chưa thanh toán.

5. Đối với các phương thức thanh toán bù, trừ

     Các loại hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức bù, trừ giữa giá trị hàng hóa   (dịch vụ) mua vào với giá trị hàng hóa (dịch vụ) bán ra đều được xem là thanh toán qua Ngân hàng.

Trường hợp sau khi bù, trừ công nợ mà phần giá trị còn lại được thanh toán bằng tiền có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên, nếu có chứng từ thanh toán qua Ngân hàng sẽ được khấu trừ Thuế.

6. Đối với tài sản cố định

      Không được khấu trừ: Đối với tài sản cố định của công ty/ doanh nghiệp là ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống có giá trị vượt trên 1,6 tỷ đồng.

Được khấu trừ: Doanh nghiệp có ngành nghề là vận tải.

7. Hóa đơn đã kê khai năm trước năm sau hạch toán

      Không được khấu trừ: Với Hóa đơn đã kê khai trên tờ khai của năm nhưng lại không đưa vào hạch toán của năm mà lại hạch toán sang năm sau.

8. Đối với các Hóa đơn thuê văn phòng

      Không được khấu trừ Thuế GTGT: Đối với các hóa đơn bán hàng doanh nghiệp phải mua tại cơ quan Thuế để phát hành hóa đơn cho doanh nghiệp và nộp các loại Thuế bao gồm Thuế GTGT, Khi doanh nghiệp thuê văn phòng là các căn hộ của các cá nhân không phát hành hóa đơn GTGT.

Kế toán ở một số doanh nghiệp nhận thấy trong Bảng tính Thuế của Cơ quan Thuế có phần Thuế GTGT nên lập vào Bảng kê chứng từ. Tuy nhiên, loại Thuế này sẽ bị loại bỏ khi được quyết toán.

9. Đối với các Hóa đơn dự án

       Đến thời điểm quyết toán mà các Hóa đơn Thuế GTGT một số dự án của doanh nghiệp đã bị hủy bỏ thì sẽ không được khấu trừ số Thuế GTGT.

Do đó, công tác Kế toán của doanh nghiệp cần phải chuyển các chi phí đó sang các dự án đang hoạt động/ đã hoàn thành để tránh bị loại khoản Thuế này.

10. Đối với các Hóa đơn bị mất

      Hóa đơn GTGT bị mất để được coi là hợp lệ và được khấu trừ thuế GTGT, doanh nghiệp cần phải thực hiện như sau:

      Doanh nghiệp cần photo lại liên 1 và xin xác nhận sao y bản chính của công ty xuất hóa đơn.

      Doanh nghiệp gửi Thông báo mất hóa đơn GTGT theo mẫu Mẫu số: BC21/AC (Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính).

Doanh nghiệp tiến hành nộp phạt theo quy định của luật hiện hành.

II. Đối với các Hóa đơn đầu ra

1. Nội dung viết trên Hóa đơn

     Công tác Kế toán của doanh nghiệp cần phải cẩn thận và chú ý đến câu từ khi viết hóa đơn nếu không chính xác sẽ xảy ra tình trạng, như: Doanh nghiệp đang ở một mức Thuế suất thấp sẽ bị nâng lên một mức Thuế rất cao.

2. Công tác Kế toán kiểm tra cẩn thận để tránh bỏ sót Hóa đơn

     Nhân viên Kế toán cần phải rà soát, xem xét lại toàn bộ hóa đơn đã xuất ra mỗi tháng, để chắc chắn không bỏ sót hóa đơn nào, nếu bỏ sót thì ngay lập tức phải lập hóa đơn bổ sung và kê khai nộp Thuế cho kịp thời, đúng thời hạn.

3. Các sản phẩm sử dụng nội bộ cần phải xuất hóa đơn

Đối với trường hợp các doanh nghiệp trả lương cho người lao động bằng các sản phẩm hàng hóa thành phẩm của mình, xuất hàng biếu tặng, làm từ thiện…. doanh nghiệp đều cần phải tiến hành xuất hóa đơn và kê khai nộp Thuế GTGT.

 

 

 

--------------------------------------------------------

VP1: 87  Nguyễn Sỹ Sách, Phường 15, Q.Tân Bình,TP.HCM

VP2:  22   Cẩm Mỹ, Đồng Nai

Hotline: 0915 998 489 - 0932 735 669

Email: namluat.vn@gmail.com

Website:giayphepdoanhnghiep.vn

Copyright © 2017 by Nam Luật. All rights reserved.
Ðang online: 3 | Truy cập ngày: -24 | Tổng truy cập: 239956
hỗ trợ trực tuyến
Ms Phuong (028 ) 22537287
Ms Huong 0932 735 669
Ms Phuong 0915 998 489